Với Habibur Rahman, cuộc sống của anh lúc này gắn liên với 4 bức tường trong một căn phòng tập thể tại Singapore, cùng 11 lao động nhập cư khác. Phía bên ngoài là các nhân viên an ninh rải rác đi thúc giục mọi người giữ khoảng cách, và nhân viên lau dọn đang tẩy trùng khu vệ sinh chung của cả tòa nhà.
Rahman - thanh niên 25 tuổi đến từ Bangladesh là một trong số hàng ngàn lao động từ Nam Á đến Singapore với mục tiêu đổi đời, mang lại cuộc sống tốt hơn cho gia đình. Nhưng hiện tại, họ đang bị cách ly theo yêu cầu của chính phủ, với tâm trạng chán nản, mệt mỏi và đầy lo sợ trong khu nhà tập thể tên S11 tại Punggol. Đây là ổ dịch lớn nhất Singapore vào lúc này, với 1.977 người nhiễm trên tổng số 8014 ca trên phạm vi cả nước.
"Chỉ cần 1 người nhiễm, sẽ rất dễ để dịch bệnh lan ra xung quanh," - Rhaman cho biết. "Hiện tại chúng tôi bị hạn chế di chuyển, giam mình trong phòng. Tất cả đều sợ hãi, chỉ còn biết cầu nguyện."
S11 là một trong những khu nhà tập thể tiện lợi của Singapore, những khu nhà được xây dựng dành cho đội quân 300.000 lao động nhập cư từ Bangladesh, Ấn Độ, Trung Quốc. Họ sống trong những căn phòng tập thể tương tự ký túc xá với số lượng từ 12 - 20 người/phòng, và mỗi ngày chỉ kiếm được khoảng 20 đô Sing (hơn 320.000 đồng tiền Việt).
Lao động nhập cư tại khu nhà tập thể S11 - ổ dịch lớn nhất Singapore lúc này
Những khu nhà tập thể này thường được đặt ở rìa thành phố - nơi có rất ít du khách ghé thăm. Thế nhưng, 75% các ca nhiễm mới Covid-19 những ngày qua tại Singapore lại phát sinh ở đó. Tổng cộng đã có 19 khu nhà bị cách ly theo thông báo từ chính phủ, gây ảnh hưởng tới cuộc sống của hàng chục ngàn công nhân.
Các tổ chức nhân quyền cho biết, câu chuyện xảy ra ở những khu nhà tập thể này đã chỉ ra một mắt xích yếu trong khả năng kiểm soát dịch bệnh của Singapore. Thậm chí, một số ý kiến cho rằng việc cách ly tập thể tại đây sẽ khiến các ca lây nhiễm tăng chóng mặt.
Nhà chức trách Singapore thì cho biết họ đã thực hiện các biện pháp ngăn chặn dịch lây lan trong các khu nhà cho người nhập cư từ tháng 1. Tuy nhiên khi virus lan ra, việc cách ly tập trung như vậy là cần thiết. Ngày 21/4, giám đốc khu vực Tây Thái Bình Dương của WHO đã nhận định Singapore đang đối mặt với "thách thức cực kỳ khó khăn", nhưng đất nước vẫn đang ở vị thế tốt để kiểm soát dịch bệnh.
Tờ Reuters đã thực hiện phỏng vấn với 12 cư dân trong S11 - khu nhà xanh biển được vây quanh bởi hàng rào kẽm gai. Nhiều người trong số đó tỏ ra ngần ngại, từ chối lộ mặt vì sợ sẽ gây ảnh hưởng đến gia đình, hoặc bị đuổi việc. Nhưng theo mô tả, các công nhân chỉ được phép rời phòng để sử dụng nhà vệ sinh. Đồ ăn được đưa đến từng phòng theo bữa. Cả ngày họ chỉ lướt điện thoại, xem phim, Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog giặt đồ, hoặc trò chuyện với gia đình ở quê nhà.
Một công nhân gọi điện cho gia đình
Và nhìn chung, tất cả đều đang ở trạng thái sợ hãi. Họ sợ thứ dịch bệnh đã cướp đi sinh mạng của 177.000 người, và lây lan cho 2,55 triệu dân trên toàn thế giới (số liệu ngày 22/4).
Cái giá phải trả
Nayem Ahmed - công nhân xây dựng 26 tuổi từ Bangladesh đang cảm nhận rất rõ sự sợ hãi, của chính bản thân và từ những người xung quanh.
Một người cùng phòng với anh đã nhiễm bệnh. Đến sáng ngày 8/4, Ahmed thức dậy trong trạng thái hơi sốt, và anh lập tức báo với nhân viên y tế khu nhà. Theo Ahmed kể lại, họ đã làm xét nghiệm cho anh và trong quá trình đợi kết quả, anh bị đưa vào một cơ sở cách ly bên ngoài khu nhà tập thể. Kết quả trả về sau đó 2 ngày, là dương tính.
Một công nhân trong khu cách ly
"Cảm giác nghe tin thực sự không lời nào tả được. Tôi đã nghĩ đời mình thế là xong rồi," - anh kể lại.
Ahmed cho biết, anh được cấp paracetemol (thuốc hạ sốt), làm xét nghiệm máu và chụp x-quang ngực trong bệnh viện. Sau vài ngày, anh được chuyển tới Expo - vốn là một trung tâm hội nghị, nay được trưng dụng thành khu vực dành cho các bệnh nhân có triệu chứng nhẹ.
"Lúc đó, tôi thấy cuộc sống thay đổi hoàn toàn."
Chỉ được phép ra ngoài khi cần giặt giũ hoặc dùng phòng vệ sinh
Ahmed cho biết anh rất biết ơn chính phủ Singapore, vì đã cung cấp thức ăn và chăm sóc y tế, đồng thời đảm bảo những công nhân bị cách ly vẫn được trả tiền. Tuy nhiên, anh nhận định có rất nhiều việc cần phải làm, để ngăn dịch bệnh bùng mạnh trong khu nhà tập thể.
"Khu nhà ấy quá đông và bẩn thỉu. Chẳng có gì ngạc nhiên khi nó trở thành ổ dịch," - Ahmed cho biết. "Và giờ thì chúng tôi đang phải trả giá cho việc đó."
Một số công nhân khác cũng đề cập đến vấn đề vệ sinh trong các khu nhà tập thể, ngay sau khi lệnh cách ly được công bố vào ngày 5/4. Trả lời vấn đề này, Bộ Nhân lực Singapore cho biết ngay từ thời điểm đầu khi cách ly, việc giữ vệ sinh và nguồn cung thực phẩm cho khu nhà tập thể đã là một thách thức lớn, nhưng họ đang làm hết sức để cải thiện tình hình.
Tất cả đã quá thiếu thận trọng
S11 - tọa lạc trong cơ sở Punggol gần với sân bay, được quảng cáo là "khu nhà tập thể rẻ nhất Singapore." Sức chứa của khu nhà này có thể lên tới 14.000 công nhân, chia vào các tòa nhà 4 tầng trong khoảnh đất rộng 5,8ha. Để so sánh, nó tương đương với diện tích 8 sân vận động bóng đá.
Khu S11 nhìn từ xa
Tổng cộng tại Singapore có 43 khu nhà như vậy, là nơi ở cho 200.000 công nhân. Ngoài ra còn 1.200 nhà máy được cơ cấu lại thành nơi ở cho 95.000 người nữa, cùng một vài cơ sở nhà ở tạm thời khác - theo số liệu từ Bộ Nhân lực.
Kể từ khi dịch bệnh nổ ra, chính phủ Singapore cho biết họ đã yêu cầu nhà vận hành các khu tập thể này phải theo dõi thân nhiệt của công nhân, tập trung khuyến khích giữ gìn vệ sinh và hạn chế tụ tập đông người để giảm bớt nguy cơ. Tuy nhiên theo Nizamu - một công nhân giấu tên cho biết việc kiểm soát thân nhiệt tại S11 rất hiếm khi xảy ra. Bên cạnh đó, khu nhà vẫn áp dụng máy quét vân tay để ra vào, chỉ vài ngày trước khi lệnh cách ly diễn ra.
Covid-19 là một dịch bệnh về hô hấp, nhưng các nhà khoa học nhận định nó lây lan qua đường giọt bắn - từ mũi, miệng - khi người bệnh hắt hơi hoặc ho. Các giọt bắn này có khả năng tồn tại trên bề mặt vật thể, và nếu vô tình chạm phải rồi đưa tay lên mặt, bạn có thể nhiễm bệnh.
Công nhân tập trung lấy đồ ăn trước lệnh cách ly
Theo Nizamul thuật lại, trước khi có lệnh cách ly anh sống chung phòng với một người Ấn Độ. Người này đã nghỉ ốm mấy hôm, sau đó xét nghiệm và cho kết quả dương tính với virus corona khi tình trạng sức khỏe ngày càng biến chuyển xấu. Nizamul sau đó cũng bị chuyển tới một khu cách ly riêng, và chưa được làm xét nghiệm.
Miah Palash, 27, là một trong số những người hiếm hoi chia sẻ với Reuters rằng anh không biết bất kỳ trường hợp nhiễm bệnh nào tại khu mình ở. Chỉ được phép ra khỏi phòng lúc cần giặt giũ, Palash cho biết khó khăn nhất lúc này là tìm cách giết thời gian, và làm sao để giảm bớt nỗi lo cho gia đình ở quê hương.
"Họ cầu nguyện cho tôi mỗi ngày. Tôi là con trai duy nhất, nên họ rất lo. Nhưng ngày nào tôi cũng gọi về trấn an. " - Palash chia sẻ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét