Từ vại dưa của mẹ đến khối cơ bắp ở trời Âu
Bác sĩ Choi Ju-young từng nói về Văn Hậu như sau: "Văn Hậu giờ đã chuyển hẳn chế độ ăn uống mì gạo, mì ăn liền sang ăn mì spaghetti (loại mì có nguồn gốc từ vùng Địa Trung Hải, giàu carbohydrate, cung cấp năng lượng và được khuyên dùng cho VĐV thể thao). Khi đến châu Âu, cậu ấy càng nhận ra tầm quan trọng của chế độ ăn uống hợp lý".
Ông Choi lấy Văn Hậu làm ví dụ điển hình cho sự thay đổi về nhận thức của cầu thủ Việt Nam trong cách ăn uống. Trước đó, vị bác sĩ người Hàn Quốc từng nhấn mạnh cầu thủ Việt vẫn đang ăn những thứ họ thích mà không sử dụng những thức ăn giàu dinh dưỡng cho cơ thể mình. Những sự thay đổi như của Văn Hậu được xem là thành quả đáng khích lệ.
Hình thể của Văn Hậu tại SEA Games 2019 (áo trắng) khác biệt rõ rệt so với khi thi đấu ở Asian Cup (áo đỏ) trước đó gần 1 năm. Ảnh: Hiếu Lương - Tiến Tuấn.
Sự thay đổi đáng kinh ngạc của Văn Hậu về thể chất trong năm 2019 đem lại cái nhìn thú vị cho giới bóng đá nói riêng và thể thao Việt Nam nói chung. Một tháng sau khi ăn tập ở Hà Lan, Văn Hậu về Việt Nam vào tháng 11/2019 và người người ấn tượng với cơ thể cường tráng cùng khối cơ bắp tăng lên đáng ngạc nhiên.
Giới chuyên môn bắt đầu cảm nhận được sự ưu việt của môi trường bóng đá châu Âu. Nơi Hậu thi đấu mới chỉ là SC Heerenveen, một CLB hạng trung ở Hà Lan thôi đấy nhưng đã đủ để một cầu thủ Việt Nam như lột xác về ngoại hình. Chuyến đi sang châu Âu của Văn Hậu vì thế được xem như "cuộc cách mạng nhận thức" về dinh dưỡng với một chàng trai xuất thân từ quê lúa Thái Bình, từ "vùng trũng" bóng đá thế giới.
Sang Hà Lan, anh rất thèm cơm nhưng được khai phá rằng, gạo không phải nguồn cung cấp năng lượng ưu việt nhất. Khoai tây, bánh mì đen, mì spaghetti,… đủ sức thay thế và đó mới là tinh bột dành cho VĐV thể thao đỉnh cao.
Văn Hậu từng nói "không thể nuốt nổi đống khoai tây nữa rồi" nhưng ngay lập tức Nguyễn Van Bakel, một cầu thủ gốc Hà Lan nhập tịch Việt Nam có nhiều năm thi đấu ở V.League, nói rằng: "Nhìn anh này, anh to lớn thế này là nhờ ăn khoai tây đấy". Van Bakel có chút đùa nhưng cũng là lời khuyên chân tình với Văn Hậu. Hậu vệ sinh năm 1999 có thể không ăn vài bữa khoai tây nhưng chắc chắn hiểu rằng anh không thể bỏ mãi.
Những bữa ăn khi thi đấu ở nước ngoài chính là bài học quý giá mà Văn Hậu hay Công Phượng may mắn được học. Điều đó khác biệt với phần lớn VĐV thể thao Việt Nam. Ảnh: FBNV.
Qua câu chuyện của người đại diện Văn Hậu, ngay cả giới chuyên môn Việt Nam cũng phải nhìn nhận lại cách quản lý chế độ ăn uống của cầu thủ. Số là trong một video quay lại bữa sáng của Văn Hậu có xuất hiện bánh mì trắng. Ngay lập tức, đại diện CLB gọi điện cho Hậu và thắc mắc tại sao lại có loại thực phẩm này. Họ nhắc nhở anh tuyệt đối tránh xa, chỉ nên ăn bánh mì đen.
Chưa hết, các bữa ăn của Hậu cũng phải được báo cáo cho CLB. Sự kiểm soát ấy là bình thường ở châu Âu nhưng là quá chi tiết với một nền bóng đá như Việt Nam. Sự thay đổi ngoại hình của Văn Hậu bắt nguồn từ một cơ chế chăm sóc dinh dưỡng như thế.
Ông Đoàn Quốc Thắng, bố Văn Hậu, từng kể rằng hậu vệ 21 tuổi thích ăn dưa cà, lớn lên cũng nhờ đó mà thôi. Thế nhưng, thật khó để có một sản phẩm hoàn hảo cho nền bóng đá như hiện tại nếu chỉ tin vào vại dưa của bà Nụ.
Cuộc cách mạng nhận thức về dinh dưỡng của Văn Hậu là cuộc rời quê Thái Bình lên Hà Nội, được ăn uống với điều kiện tốt hơn trong lò của Hà Nội FC. Đến các đội tuyển trẻ, Hậu được ăn ngon hơn. Đến đội tuyển quốc gia, anh gia nhập tập thể được chăm sóc tốt nhất của nền thể thao. Và khi sang Hà Lan, anh biết chính xác mình cần ăn gì để duy trì sự nghiệp đỉnh cao, để mạnh mẽ như những thần tượng bóng đá thường chỉ được gặp trên TV. Đấy là thứ giá trị nhất mà chuyến du học châu Âu đem lại cho Văn Hậu tính đến thời điểm này.
Ở tuổi 21, Đoàn Văn Hậu có bước chuyển mình rõ rệt trong nhận thức về vấn đề dinh dưỡng, từ đó tạo nên sự thay đổi rõ rệt về thể chất. Ảnh: Đỗ Linh.
Mã gen của Hàn Quốc và CHDCND Triều Tiên
Hai quốc gia khác nhau nhưng thực chất có chung một nguồn gốc gen nếu xét theo góc độ lịch sử và sinh học. Thế nhưng, có một thực tế, VĐV của Hàn Quốc có vóc dáng to cao hơn hẳn. Hình ảnh mới nhất từ VCK U23 châu Á 2020 cho thấy điều đó.
Nếu phát triển như nhau cầu thủ U23 CHDCND Triều Tiên phải có vóc dáng to cao như chính những nhà đương kim vô địch U23 Hàn Quốc. Nguyên nhân dĩ nhiên bắt nguồn từ vấn đề dinh dưỡng, sâu xa hơn nằm ở kinh tế của đôi bên.
Dinh dưỡng với người thường đã quan trọng. Với thể thao, nó có thể thay đổi bộ mặt của nền kinh tế. Hàn Quốc, Nhật Bản có hàng trăm cầu thủ to cao như Đoàn Văn Hậu cùng bộ kỹ năng không hề thua kém. Thế nhưng, với Việt Nam, Văn Hậu là "hạt giống đỏ", là sản phẩm khác biệt nhất từ trước đến nay. Vị trí của nền bóng đá vì thế cũng cách xa nhau.
Dinh dưỡng là khái niệm chưa được quan tâm đúng mức ở bóng đá Việt Nam. Thật khó để bàn luận chuyện này ở CLB. Ở đội tuyển quốc gia, lệnh cấm ăn mỳ tôm phải đến thời HLV Toshiya Miura, thời HLV Hữu Thắng mới kết thúc, tức giai đoạn 2014 – 2017. Đến thời HLV Park Hang-seo, sự thay đổi được ghi nhận là rõ nét và quyết liệt nhất nhưng vẫn chỉ tác động một phần nhỏ của giới cầu thủ.
Văn Lâm và Hùng Dũng là hai cầu thủ điển hình cho sinh hoạt điều độ. Văn Lâm chia sẻ tập tốt mới được HLV Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog riêng cho uống 1 cốc sinh tố vốn là điều cấm kỵ vì nhiều đường. Hùng Dũng uống sữa thay nước đã trở thành huyền thoại. Ảnh: Huy Phạm - IGNV.
Tuy nhiên, việc thiếu những chuyên gia dinh dưỡng khiến chính các cầu thủ cũng không biết bấu víu vào ai. Họ chấp nhận ăn tập thể ở CLB, có tự thay đổi thì cũng chỉ là những lần tra google, học hỏi kinh nghiệm như của Đỗ Hùng Dũng. Câu chuyện tiền vệ này uống sữa thay cơm vẫn còn in dấu ấn đậm nét trong thời gian dài. Một dấu hiệu được cho là tích cực và sẽ tác động đến thế hệ sau này.
Ngoài Văn Hậu, một cầu thủ quan tâm dinh dưỡng nhất chính là Đặng Văn Lâm. Ngày chuyên gia riêng đến ở với anh tại Hải Phòng, thứ ông vứt đầu tiên chính là sô cô la và những thực phẩm giàu chất béo trong tủ lạnh. Có giai đoạn, Văn Lâm phải tránh xa những món khoái khẩu như hamburger, bánh chưng, thức uống có gas,… Thế nhưng, không phải ai cũng có tiền để thuê chuyên gia riêng như Văn Lâm, hay có cơ hội ra nước ngoài thi đấu như Văn Hậu.
Cuộc cách mạng nhận thức vì thế vẫn chỉ tác động đến số ít, là thực trạng còn nhức nhối trong một nền bóng đá với những cột trụ như dinh dưỡng, y học, cơ sở vật chất,… chưa hoàn thiện.
Văn Hậu tự làm nước ép táo bổ dưỡng tại nhà riêng ở Hà Lan. Nguồn: IGNV.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét